Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương
Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương:
Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tên gọi cho một cụm di tích ở hai bên bờ sông Bến Hải tại khu vực cầu Hiền Lương - nơi được coi là tâm điểm thể hiện cao nhất những vấn đề lịch sử về một thời kỳ gần 20 năm chia cắt đau thương của hai miền Nam - Bắc, và cũng là nơi chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của cả dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Sông Bến Hải là một trong những con sông lớn của tỉnh Quảng Trị, nằm dọc trên vĩ tuyến 17 từ Tây sang Ðông trên bản đồ Việt Nam. Sông Bến Hải bắt nguồn từ dải núi Trương Sơn, từ ngọn nguồn cho tới cửa Tùng dài 100 km. Sông Bến Hải là dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất khoảng 200 m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170 m. Hai đầu nguồn dòng sông rất hẹp, ở thượng nguồn, nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, đoạn lưới Cát, Cửa Tùng lòng sông rộng 30m, vậy nhưng đã chứng chiến sự ly tán của bao gia đình, bao đôi lứa.
“Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”
Cầu Hiền Lương do công trình Pháp xây dựng năm 1950 (trước đây dân hai bờ đi lại bằng thuyền). Cầu có 7 nhịp, dài 178m. Theo Hiệp định Genève mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1951 chỉ rõ: "cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Hai đầu cây cầu chứng kiến những cuộc đấu tranh không mệt mỏi, những cuộc "chọi cờ", "đấu loa" giữa bờ Nam (chế độ Việt Nam Cộng Hòa) với bờ Bắc (chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Cầu Hiền Lương ngày nay đã nối thông đôi bờ vĩ tuyến 17. Khát vọng thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam đã thành hiện thực. Một thời quá khứ hào hùng, oanh liệt như vẫn còn hiển hiện bên dòng sông Bến Hải.