Kinh nghiệm du lịch Myanamar ghép đoàn
THÔNG TIN CẦN THIẾT KHI ĐI DU LỊCH MYANMAR
1. Thủ tục xuất nhập cảnh:
- Ðối với các đồ vật quý giá trên 300 USD (camera, máy chụp ảnh loại lớn, máy chụp hình cơ, máy thông tin…), radio casette, băng đĩa có nội dung... nên cầm theo hoặc để ở túi xách tay tiện cho việc kiểm tra và phải khai báo trong tờ khai Hải quan.
- Số tiền tối đa được phép mang theo không phải khai báo với hải quan: 2.000 USD.
- Không mang theo tài liệu mật, tài liệu Quốc Gia, tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ quan nhà nước. Quý khách mang theo hộ chiếu gốc để làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
- Ðối với Quý khách là người nước ngoài thì khi đi phải mang theo tờ khai Hải Quan đã vào Việt Nam lần 1, mang theo thị thực rời, vì khách cần nhập cảnh khi quay về Việt Nam.
- Những mặt hàng mua tại nước ngoài từ 300 USD trở lên về tới cửa khẩu Việt Nam sẽ đánh thuế. Tivi từ 21 inch trở lên khi mua về Việt Nam bị đánh thuế 120%.
- Có mặt tại Ga quốc tế, Quầy làm thủ tục check in sân bay Nội Bài trước 02h khởi hành đối với chuyến bay quốc tế. Hải quan Myanmar kiểm tra rất kĩ hành lý của du khách. Mỗi du khách chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu (1 lít) và một lọ nước hoa (0,5 lít)vào Myanmar.
- Nếu mang theo nữ trang, đồ điện tử hay máy quay phim, Quý khách cũng phải khai báo nếu không muốn bị tịch thu. Kể cả lượng tiền mặt du khách mang theo cũng phải kê khai đầy đủ. Nếu có mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ mang theo khi rời khỏi Myanmar không được vượt quá lượng ngoại tệ đã mang vào khi nhập cảnh.
- Quý khách lưu ý, có thể mang bất cứ ngoại tệ nào vào đất nước Myanmar nhưng cần phải khai báo với hải quan nếu nó vượt quá 2.000 USD. Quý khách cũng không được phép chuyển đồng Kyat ra khỏi đất nước Myanmar.
2. Hành lý - Thời tiết:
2.1 Hành lý:
- Không mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa. Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
- Quý khách nên mang theo quần áo, phù hợp với khí hậu từng mùa. Quý khách nhớ mang theo quần dài quá gối và áo có tay lịch sự để thăm đền chùa. Mang theo mũ hoặc dù loại gọn nhẹ, có thể gấp gọn.
- Do giá tiền giặt là cao, Quý khách nên mang theo bàn là, xà phòng. Mang theo đồ dùng cá nhân: thuốc men, máy cạo râu, máy sấy tóc… (nếu cần).
- Trong hầu hết các khách sạn tại Châu Á thường không trang bị bàn chải, kem đánh răng, lược…, để vệ sinh và chủ động Quý khách nên tự chuẩn bị từ Việt Nam.
- Thuốc cá nhân: mang theo thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió và các loại thuốc cho bệnh của quý khách nếu có. Myanmar là một nước kém phát triển nên hầu hết các loại thuốc đều phải nhập khẩu.
- Quý khách chỉ nên uống nước đun sôi hoặc nước ngọt mang nhãn hiệu quốc tế mà quý khách biết. Quý khách không nên uống nước đá tại các cửa hàng dọc đường.
- Quý khách nên tránh ăn hải sản khi trời quá nóng nếu quý khách không phải đang đi du lịch ở vùng biển.
- Trước khi đi phải tiêm phòng một số bệnh thường gặp như: viêm gan A, viêm gan B v.v…
- Giầy dép: gọn nhẹ khi tham quan vì thường xuyên tháo ra mang vào khi đến các đền chùa.
- Hành lý cá nhân, tiền bạc, đồ trang sức... khách tự bảo quản hoặc có thể nhờ hướng dẫn viên gửi tại két của khách sạn.
- Hành lý gửi máy bay nên có khoá và đề tên trên vali. Mọi hành lý cá nhân cần thiết nhất xin để tại hành lý xách tay. Trong hành lý xách tay qua cửa khẩu không để rượu (chai) các loại dao kéo hoặc đồ dùng sắc nhọn như dao ăn, cắt móng tay... (những vật dụng bằng kim loại cứng).
- Mỗi khách được mang miễn cước 5 kg hành lý xách tay + 20 kg hành lý ký gửi (gửi theo đường Hàng không). Quý khách tuyệt đối không nhận gửi hoặc giữ hành lý của người khác Đoàn.
2.2 Khí hậu:
Myanmar có ba mùa: mùa thu, mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa thu: từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa thu là mùa thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Từ tháng 11 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa.
+ Mùa khô: từ tháng 3 đến tháng 5 (thời tiết khá nóng, không mưa).
+ Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 10. Khí hậu có độ ẩm cao và nóng. Vào mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay thì trời lại rất ít mưa.
+ Riêng khu vực đền Golden Rock, thời tiết trên đỉnh núi quanh năm lạnh (khoảng 15 độ C đến 20 độ C) có mưa, nhiều mây, sương mù.
3. Ăn uống:
- Đồ ăn ở Myanmar khá ngon và hợp khẩu vị người Việt Nam. Tuy nhiên, Quý khách cũng nên mang theo một ít đồ ăn khô trong trường hợp không làm quen được với thức ăn địa phương. Đồ ăn để trong túi ni lông đóng gói cẩn thận cho vào hành lý gửi.
4. Tiền tệ, mua sắm:
- Đồng tiền ở Myanmar được gọi là "Kyat", tiếng địa phương gọi là “chạt”.
- Tiền giấy có những mệnh giá: 5.000 K, 1.000 K, 500 K, 200 K, 100 K,50 K,20 K,15K, 10 K, 5 K và 1 K.
- Một USD tương đương với 1.000 Kyat.
- Tại Myanmar, thẻ tín dụng và séc du lịch không được sử dụng rộng rãi, do vậy, Quý khách nên mang theo tiền mặt.
- Chỉ có các cửa hàng lớn và các chợ trung tâm mới chấp nhận thanh toán bằng tiền USD với tỉ giá tương đối thấp. Quý khách nên đổi sang tiền Kyats nếu muốn mua hàng tại Myanmar.
- Quý khách có thể đổi tiền mặt ở các cửa hàng nằm xung quanh khu vực chợ Sule Paya and Bogyoke Aung San tại thủ đô Yangon. Nếu đổi tiền ở ngay khách sạn hay nhờ các đại lí du lịch thì tiện hơn rất nhưng tỉ giá sẽ không được cao như ở ngoài.
- Đôla Mỹ mang dự phòng (seri từ 1995 trở lại đây). Tiền Việt không sử dụng được tại Myanmar.
- Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính nhỏ.
- Quý khách nên hỏi giá và mặc cả giá trước khi mua, ngay cả khi vào các cửa hàng có niêm yết giá.
- Quý khách không nên mua các tượng phật cổ hoặc trông rất cũ (mặc dù là tượng mới làm) vì Hải quan sẽ không cho phép mang đi.
- Nếu quý khách mua đá quý, trang sức: nên mua tại các cửa hàng có giấy phép và đảm bảo chất lượng và bắt buộc phải lấy phiếu thu. Hải quan có thể sẽ kiểm tra phiếu thu đó.
- Hóa thạch các loại: quý khách mua loại có giá trị không quá đắt, và phải lấy phiếu thu. Khi qua Hải quan kiểm tra hành lý sẽ phải xuất trình phiếu thu đó.
- Mua hàng tại siêu thị nêm yết giá và trả tiền tại quầy thu ngân thông thường sẽ không mặc cả được. Khi mua hàng tại các gian hàng đơn lẻ, của hàng riêng có người đứng bán hoặc ngoài chợ, Quý khách nên trả giá và chọn lựa thật kỹ lưỡng vì khó để trả lại được.
- Khi mua sắm khách hàng thuận mua vừa bán và kiểm tra kỹ lưỡng hàng trước khi mua. Đại diện những người của công ty du lịch cũng như HDV Việt Nam, HDV Nước ngoài không có quyền bắt hoặc ép buộc khách phải mua hàng ở đây. Việc quyết định mua là tuỳ thuộc vào khách hàng, công ty và hướng dẫn viên không chịu trách nhiệm về giá cả và lựa chọn chất lượng các mặt hàng trong việc mua sắm này.
- Một số các điểm shopping theo lịch trình Quý khách có thể vào tham quan, mua sắm hàng hoá nhưng Quý khách không được tự ý bỏ những điểm shopping theo chương trình của Công ty.
5. Khách sạn:
- Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, thông thường 2 người/phòng, trường hợp lẻ khách sẽ ghép phòng 3 giường. Giờ nhận phòng thường là: 13h00 - 14h00 và giờ trả phòng là 11h00.
- Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, Quý khách lưu ý kiểm tra, nếu thấy hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho HDV biết, nếu không khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà Quý khách không gây ra. Hỏi kỹ về cách xem Ti Vi trả tiền (Pay TV) để tránh sử dụng nhầm.
- Gửi lại chìa khoá phòng cho quầy tiếp tân khách sạn mỗi khi rời khách sạn (vì nếu mất sẽ bị phạt).
- Nhiều khách sạn ở Myanmar thường không phục vụ các vật dụng vệ sinh cá nhân trong phòng nghỉ. Một số còn tính tiền dịch vụ nếu Quý khách sử dụng bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược của khách sạn. Vì vậy, khi đi du lịch Myanmar, Quý khách nhớ mang theo dầu gội đầu, sữa tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng...
- Quần áo bẩn có thể tự giặt hoặc thuê khách sạn giặt. Nếu bỏ vào sọt quần áo bẩn khách sạn sẽ tự mang đi giặt và khách sẽ phải trả tiền. Sử dụng các dịch vụ khách sạn như: giặt ủi, gọi nhờ taxi ... có thể phải trả thêm phí phục vụ từ 20-30%.
- Quý khách phải tự thanh toán cho khách sạn trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng đồ ăn uống có sẵn trong tủ lạnh của khách sạn (mini bar) hoặc đặt trong các giỏ để trên kệ như các loại đóng gói bim bim, hạt điều khô, hoa quả sấy… Nước uống để bên ngoài tủ lạnh (có dòng chữ Complimentary hoặc Free) được phục vụ miễn phí.
+ Gọi điện thoại ra bên ngoài khách sạn. Sử dụng các kênh truyền hình không có sẵn.
6. Tham quan:
- Chương trình tham quan có thể thay đổi thứ tự lịch trình để phù hợp với chương trình, thời tiết và sức khoẻ cả Đoàn, điều này sẽ được thông báo đến Quý khách trong đoàn vào cuối buổi mỗi ngày.
- Trong thời gian tại nước ngoài hầu như đi từ sáng tới chiều tối. Không có thời gian ngủ trưa hoặc quay về khách sạn buổi trưa.
- Quý khách thực hiện đúng yêu cầu của đoàn về thời gian tập trung theo như thông báo. Nếu ai đến muộn (chậm nhất là 10 phút) Ðoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của khách.
- Khi Quý khách một mình muốn đi ra khỏi khách sạn nhớ cầm theo card của khách sạn để tránh trường hợp bị lạc còn có thể thông tin về khách sạn.
- Khi đến bất cứ một điểm tham quan nào phải đi theo sự hướng dẫn của người dẫn đoàn. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng nên báo cho trưởng đoàn, người dẫn đoàn hoặc người đi trước biết.
- Trong hành trình tham quan, khi Quý khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho hướng dẫn viên và trưởng đoàn. Tuyệt đối không được tự ý ngồi nghỉ lại để chờ đoàn quay ra, vì phần lớn các điểm tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.
- Khi Quý khách nào bị lạc Đoàn, nên đứng tại chỗ để hướng dẫn và trưởng đoàn tìm. Không nên đi tìm Đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.
- Khi đi tham quan tại nước ngoài mọi quy định phải được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và nhà nước sở tại, nếu ai có nhu cầu làm việc riêng phải thông báo trước với trưởng đoàn hoặc phiên dịch để thu xếp cho hợp lý thời gian và công việc.
- Khi đi tham quan chùa chiền và các nơi trang nghiêm nên lưu ý trang phục: không đi dép lê, quần cộc, váy quá ngắn, áo hở ngực, hở nách.
- Không nên đi giầy, thậm chí là đi tất khi bước vào cửa những ngôi chùa. Khi ngồi, Quý khách cũng nên tránh chĩa những ngón chân vào hướng chùa hay vào tượng Phật. Không sờ cũng như không được trỏ ngón tay vào tượng phật. Trong chùa cũng không nên nói to.
- Mọi thay đổi, góp ý về chương trình làm việc và tham quan đều được thông báo, trao đổi với trưởng đoàn để bàn bạc, đi đến thống nhất khi đã được sự đồng ý của cả đoàn. Mọi thay đổi không có trong chương trình khách phải tự thanh toán. Chấp hành nghiêm túc giờ giấc do trưởng đoàn đưa ra.
- Đi chơi ngoài chương trình cũng không nên đi một mình (có thể nhờ HDV tư vấn hoặc đưa đi).
- Quý khách nên lưu ý không hút thuốc lá và xả rác nơi công cộng.
- Không giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, quay phim và chụp hình lại là một vấn đề nhạy cảm ở Myanmar. Do vậy, Quý khách nên tránh chụp hình hay quay phim ở những điểm nhạy cảm liên quan tới chính trị, bệnh viện hay an ninh…ở Myanmar.
- Nếu khi chụp hình, Quý khách bị cảnh sát bắt gặp và bắt phải xóa những tấm hình thì tốt hơn hết là hãy xoá nó đi rồi xin lỗi. Đừng bỏ chạy, hay cố gắng thuyết phục vì điều đó chỉ gây thêm rắc rối mà thôi.
7. An ninh:
- Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại lễ tân.
- Ðối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị Quý khách luôn mang theo bên mình, không để trong phòng đề phòng trường hợp mất cắp.
- Thông báo cho hướng dẫn viên khi xảy ra việc.
8. Điện thoại
Myanmar còn rất lạc hậu nên điện thoại và internet là một mặt hàng xa xỉ phẩm tại Myanmar
- Sim card: quý khách có thể mua sim card GMS với giá 25-30usd/chiếc tại khách sạn hoặc tại các trung tâm thương mại. Quý khách phải xuất trình hộ chiếu khi mua sim card.
- Internet: một số khách sạn có cung cấp internet nhưng với giá khá cao, quý khách vui lòng kiểm tra với lễ tân khách sạn.
- Không có nhiều internet café tại Myanmar, chỉ có tại khu trung tâm của thành phố với giá khá cao (khoảng từ 1000K đến 3000K một giờ). Bên cạnh đó, chính phủ Myanmar hạn chế và điểu khiển việc dùng internet cũng như điện thoại. Quý khách sẽ không được truy cập một số trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, twitter, Skype hay Yahoo Msg. Gmail & Google talk có thể sử dụng nhưng thường xuyên báo lỗi.
- Điện thoại công cộng: quý khách hầu như không tìm thấy bốt điện thoại công cộng tại thành phố. Mọi cuộc điện thoại ra nước ngoài đều bị chính phủ kiểm soát và cho phép thì mới được gọi. Quý khách nên kiểm tra giá với khách sạn trước khi gọi đi.
- Quý khách có thể gọi về Việt Nam bằng cách:
- + Gọi tại khách sạn (Quý khách sẽ phải chịu thêm chi phí phục vụ của khách sạn).
- Khi gọi về Việt Nam Quý khách quay số: > 0084 + Mã vùng + Số cần gọi - Số cố định
- Ví dụ: Số 04 8 545 888 bấm thành: 0084 4 38 545 888
- 0084 + Số cần gọi - Số di động Ví dụ: Số 0988 593 845 bấm thành 0084 988 593 845
- Gọi điện thoại nội bộ trong các phòng khách sạn từ phòng này sang phòng kia không mất phí, vui lòng xem tờ giấy hướng dẫn cách gọi đặt trên bàn điện thoại gọi hoặc hỏi HDV.
9. Dịch vụ xe:
- Yangon là một thành phố lớn nhất Myanmar và không cho phép sử dụng xe máy. Bởi vậy quý khách không thể đi xe ôm đi chợ. Quý khách cũng không thể bắt taxi metter để đi chợ chơi vì không có.
- Quý khách có thể dùng phương tiện duy nhất là xe xiclo (xe đạp thồ người), xe thuê theo chuyến và đi bộ.
- Thực hiện văn minh trong Du lịch, sau khi kết thúc tour, Quý khách vui lòng có khoản tiền thưởng (tip) cho HDV và lái xe. Thông thường là 03 USD/01 khách/01 ngày.
- Trong tình hình có dịch bệnh, Quý khách nên tuân theo hướng dẫn của sân bay và có tinh thần hợp tác. Quý khách không nên nói chuyện, tụ tập cùng nhau ở sân bay (Nên đeo khẩu trang khi làm thủ tục tại sân bay). Đặc biệt, Quý khách cố gắng không để bị cảm cúm, hắt xì hơi, sốt nhẹ trước ngày lên đường. Trường hợp bị sốt, cảm cúm trong giai đoạn hiện nay đều có thể bị giữ lại kiểm tra. Quý khách nên mang thuốc hạ sốt để dùng nếu bị sốt nhẹ do cảm cúm thông thường.
10. Một vài thông tin lưu ý khác:
- Quý khách nhớ bỏ giầy, dép và tất (vớ) khi đến các khu đền chùa và khu vực không cho phép đi giầy dép vào. Quý khách nên theo sự chỉ dẫn của HDV địa phương để biết chỗ nào bắt đầu phải bỏ giầy dép.
- Một số khu chùa cho phép mang giầy dép vào trong khuôn viên của chùa nhưng không được phép mang vào trong chùa. Còn hầu hết khi đến các chùa quý khách phải bỏ dép từ ngoài cổng chùa.
- Quý khách nên bỏ dép bên ngoài nhà dân khi đi thăm người Myanmar, nhưng Tất được phép mặc vào.
- Khi Quý khách đưa tiền, quà tặng hoặc bất cứ thứ gì cho người khác, quý khách nên đưa bằng tay phải hoặc bằng cả hai tay để tỏ thái độ lịch sự.
- Một số vị trí trong chùa, hoặc khu vực đền đài đặc biệt là các khu vực trang trọng và có tính linh thiêng sẽ không cho phép phụ nữ vào trong. Quý khách nên kiểm tra với hướng dẫn viên địa phương để biết chắc mình đứng đúng vị trí.
- Phụ nữ cũng không nên ngồi trên nóc ô tô hoặc nóc mái nhà, nóc thuyền, tàu v.v.. nghĩa là ngồi phía trên đầu của người khác. Phụ nữ cũng không được phép chạm, sờ hoặc bắt tay nhà sư dưới mọi hình thức. Nếu quý khách không may chạm vào nên xin lỗi và vị sư kia chắc chắn sẽ cảm thấy tội lỗi khi bị chạm. Ở Myanmar, chỉ có nam giới mới được làm sư.
- Phụ nữ không nên tiến lại gần bắt chuyện với các nhà sư hay dẫm chân vào bóng nhà sư.
- Nếu mặc các trang phục truyền thống của Myanmar, Quý khách nên mặc cao cổ, không hở lưng, không hở bụng, không hở ngực và có mặc áo ngực (với phụ nữ).
- Quý khách phải mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng khi đi thăm các đền chùa của Myanmar. Mang theo một ít bánh kẹo phát cho trẻ em nghèo.
- Không nên bàn luận các chuyện về tôn giáo, chính trị, quân sự với dân địa phương, không chụp hình ở những nơi không thích hợp như căn cứ quân sự, bảo vệ, cảnh sát, tòa nhà chính phủ, không chụp ảnh nhân viên hải quan hay các cuộc biểu tình.